Bóng chày đang là một trong những môn thể thao vận động được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay bởi giải trí cao. Cũng như nhiều môn thể thao khác, bóng chày cũng yêu cầu sự linh hoạt của toàn bộ cơ thể và thường xuyên xảy ra va chạm giữa các vận động viên tham gia. Và dĩ nhiên, bóng chày có tỷ lệ chấn thương khá cao. Để hiểu rõ hơn về những chấn thương bóng chày thường gặp và cách phòng tránh chấn thương ở mức tối đa cũng như cách xử lý chấn thương hiệu quả thì đừng bỏ qua bài viết sau đây của chúng tôi nhé.
Mục lục
Tìm hiểu thêm về bộ môn thể thao bóng chày
Bóng chày là môn thể thao được chơi trên sân cỏ, trong hai đội đối đầu với nhau. Trong bóng chày, một cầu thủ của một đội ném một quả bóng vào một cầu thủ của đội kia, người này sẽ cố gắng dùng gậy đánh nó. Sau đó, cầu thủ đánh bóng phải chạy xung quanh sân. Người chơi nhận được điểm bằng cách chạy vòng tròn xung quanh ba điểm trên mặt đất được gọi là căn cứ (base). Và cuối cùng quay trở lại nơi họ bắt đầu, được gọi là sân nhà. Họ phải làm điều này mà không bị các cầu thủ của đội khác bắt lại.
Bóng chày phát triển từ các trò chơi bóng cũ ở Anh vào giữa thế kỷ XVIII. Trò chơi này được những người nhập cư mang đến Bắc Mỹ. Nơi phiên bản hiện đại của bóng chày được phát triển. Đến cuối thế kỷ 19, bóng chày được công nhận rộng rãi và là môn thể thao quốc gia của Hoa Kỳ. Bóng chày phổ biến ở Bắc Mỹ và các khu vực Trung và Nam Mỹ, Caribe và Đông Á. Đặc biệt là ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan.
Tại Việt Nam hiện nay bộ môn này đang được giới trẻ rất quan tâm. Và mong muốn tìm về luật bóng chày cũng như cách chơi bóng chày. Tuy nhiên với một số người thì môn này chỉ ở mức là “cầm gậy – đập bóng – chạy”. Còn luật chơi thì có lẽ hiếm có một ai thực sự hiểu chính xác.
Nguyên nhân phổ biến gây ra chấn thương bóng chày
Bóng chày là môn thể thao mang tính đồng đội cao. Được thực hiện bởi những động tác ném bóng về phía cầu thủ của đội kia và đánh bóng thật mạnh bằng gậy bóng chày. Đa số các động tác trong bóng chày được thực hiện bằng tay, chân. Vì vậy, các chấn thương khi chơi bóng chày thường xảy ra ở tay, vai.
Nguyên nhân của chấn thương khi chơi bóng chày thường do các động tác ném biên, ném quá tay và tạo áp lực lên vai và khuỷu tay. Những người đảm nhận trách nhiệm ném bóng thường gặp các chấn thương nặng. Khi liên tục phải thực hiện những pha ném bóng mạnh nhiều hơn các vị trí khác ở trên sân. Tất nhiên, bất kỳ người chơi ở vị trí nào cũng có nguy cơ mắc các vấn đề về vai và khuỷu tay. Nhưng những người ném bóng nhiều hơn sẽ chịu thương tổn lớn hơn.
Việc co cánh tay về sau để thực hiện các cú ném sẽ kéo xương cánh tay về phía trước và làm căng dây chằng. Các cơ, gân, và dây chằng ở sau vai phải hoạt động mạnh và chịu áp lực để làm chậm cánh tay. Những chuyển động này gây căng thẳng bên trong khuỷu tay, lâu ngày dẫn đến thương tổn.
Tuy nhiên, chấn thương bóng chày không chỉ giới hạn ở tay, vai. Mà còn có thể xảy ra ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể như chân, đầu gối, đầu, mắt cá, mô mềm…khi vận động viên tập luyện thi đấu với cường độ lớn và tập luyện sai kỹ thuật. Theo thống kê, 50% số ca gặp chấn thương là do chơi bóng quá mức.
Đối tượng hay gặp chấn thương khi chơi bóng chày
Cả nam và nữ ở mọi đối tượng, lứa tuổi đều có thể gặp chấn thương ở vai và khuỷu tay trong môn bóng chày. Tuổi của vận động viên có ảnh hưởng lớn đến các chấn thương. Đối với vận động viên ở lứa tuổi trẻ em, chấn thương khi chơi bóng chày thường là chấn thương cấp tính. Rất có thể thành mãn tính khi trẻ lớn lên và tiến triển thành chấn thương dây chằng, gân, cơ. Nhất là với những chấn thương ở khuỷu tay, vai. Lứa tuổi gặp chấn thương phổ biến là từ 11 – 17 tuổi.
Các chấn thương bóng chày thường gặp phải
Căng cơ
Căng cơ là tình trạng chấn thương cơ hoặc gân do hoạt động quá sức. Với các vận động viên bóng chày, tình trạng căng cơ thường xảy ra với các loại gân khoeo, cơ tứ đầu, bắp chân, lưng và bụng với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Chấn thương căng có mức độ nghiêm trọng khác nhau nhưng lại cực kỳ phổ biến.
Đối với người ném bóng, điều này xảy ra. Bởi vì khả năng xoay cơ thể mạnh và nhanh đột ngột lặp đi lặp lại. Sẽ khiến hệ cơ không kịp thích nghi. Đây chính là lý do khiến tình trạng căng cơ xảy ra phổ biến đối với các vận động viên ném bóng. Chấn thương khi chơi bóng chày này thường gây ra đau đớn, lâu phục hồi. Và khả năng tái phát cao nếu không điều trị đầy đủ.
Chấn thương đầu
Chấn thương đầu thường xảy ra khi một cầu thủ bị bóng đập vào đầu hoặc xảy ra va chạm với các cầu thủ khác trong quá trình chạy đà. Bất kỳ chấn thương nào chèn ép não đều có thể gây ra dạng chấn thương này.
Chấn thương đầu có thể xảy ra tức thì hoặc vài giờ, vài ngày sau khi va chạm với các triệu chứng như mất thăng bằng, chóng mặt, mờ mắt, mất phương hướng, đau đầu, khó tập trung, rối loạn giấc ngủ và buồn nôn. Đây là lý do các vận động viên bóng chày thường đeo mũ bảo hiểm khi chơi để tránh va chạm với nhau và với bóng, gậy, của đội bạn dẫn đến tổn thương vùng đầu.
Chấn thương vai, khuỷu tay
Chấn thương vai và khuỷu tay thường xảy ra ở những vận động viên ném biên. Chấn thương này xảy ra khi lặp đi lặp lại một động tác ném. Nguyên nhân là do gân và dây chằng của khuỷu tay bị kéo mạnh.
Chấn thương vai và khuỷu tay có thể khiến người gặp chấn thương đau ở bên trong khuỷu tay và cánh tay bị hạn chế vận động hoặc có thể bị liệt. Khi sử dụng lực tay, vai quá mức sẽ khiến các cơ trở nên mệt mỏi và khớp không ổn định. Vai có thể bị cứng và không hoạt động được như bình thường. Nếu không được điều trị và cố tham gia thi đấu sẽ dẫn đến tổn thương dây chằng, xương hoặc gân ở chân.
Tuy nhiên, tình trạng chấn thương khi chơi bóng chày này có thể được điều trị bằng cách nghỉ ngơi dài hạn. Mà không để lại hậu quả lâu dài như các chấn thương khác.
Hội chứng Rotator Cuff
Rotar Cuff cũng là một hội chứng thường gặp ở những người leo núi, trekking và cả những người chơi bóng chày. Rotator Cuff là một nhóm gồm 4 cơ kết hợp lại và phụ trách các chuyển động của vai.
Việc ném bóng trên cao có thể khiến các gân của vòng bít quay bị nén khi đi qua khớp vai. Lâu dần dẫn đến tình trạng viêm và đau. Người chơi sẽ thấy đau đột ngột ở vai và lan dần xuống cánh tay và có thể hạn chế các cử động của tay. Đây là một trong những chấn thương khi chơi bóng chày phổ biến nhất. Chúng có thể biến chứng thành viêm gân nặng hơn và cần thời gian nghỉ ngơi lâu dài từ vài tuần đến vài tháng.
Chấn thương tay và cổ tay
Tổn thương bàn tay và cổ tay thường xảy ra khi va chạm với bóng ném, mặt đất, gậy đánh bóng hoặc va chạm mạnh với những người chơi khác. Chấn thương khi chơi bóng chày nếu ở mức độ nghiêm trọng thường có thể dẫn đến gãy xương ngón tay, trật khớp, bong gân, bầm tím hoặc các chấn thương khác.
Gãy xương thường xảy ra với xương móc( xương này nằm về phía trong và ở góc thấp của khối xương bàn tay, cùng phía cổ tay với ngón út). Vì vậy, việc kiểm soát lực ném và đánh bóng rất quan trọng. Để giữ an toàn cho vùng xương này. Khi bị gãy xương, người chơi bóng chày có thể cần 3 – 6 tuần nghỉ ngơi hoàn toàn trước khi thi đấu lại.
Tổn thương chân
Chân, mắt cá chân, bàn chân cũng là những bộ phận dễ gặp chấn thương khi chơi bóng chày. Chấn thương này xảy ra khi người chơi trượt vào chân đế. Vì vậy, người chơi chỉ nên học cách trượt khi 10 tuổi trở lên.
Các chấn thương có thể xảy ra cho cả cầu thủ đang chạy và cả cầu thủ trên sân. Chấn thương dạng này bao gồm đụng dập, bầm tím, gãy xương hoặc chấn thương dây chằng. Vì vậy, bất cứ đối tượng nào tham gia chơi bóng chày cần trang bị các dụng cụ bảo hộ bao gồm cả bảo vệ ống chân.
Biện pháp ngăn ngừa các chấn thương bóng chày?
Chấn thương khi chơi bóng chày dù nặng hay nhẹ cũng đều ảnh hưởng đến thể trạng. Cũng như hiệu suất thi đấu của vận động viên. Và cần rất nhiều thời gian để phục hồi. Để phòng tránh chấn thương trong quá trình thi đấu, người chơi cần chú ý đến các yêu cầu sau:
- Kiểm tra sức khỏe trước mỗi mùa giải để xác định tình trạng thật của cơ thể. Rèn luyện và tăng khả năng vận động trước mỗi mùa giải.
- Khởi động trước và hạ nhiệt sau mỗi buổi tập hoặc trận đấu.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể trong quá trình tập luyện, thi đấu để giữ sự trơn tru cho các cơ, khớp.
- Tùy vào từng vị trí mà chuẩn bị các phụ kiện hỗ trợ tập luyện, thi dấu. Ví dụ như mũ bảo hiểm, cleast, đồ bảo vệ ống chân, khuỷu tay, khẩu trang, bảo vệ họng, ngực…. để đảm bảo an toàn cho toàn bộ cơ thể.
- Không tập luyện quá sức và dành thời gian nghỉ ngơi trong cả năm. Không chơi cho nhiều đội một lúc.
- Tập luyện thêm các môn thể thao khác để ngăn ngừa chấn thương.
- Sử dụng loại bóng chày mềm hơn trong giải đấu trẻ. Vì có thể giảm nguy cơ chấn thương khi chơi bóng chày do bị bóng đập.
- Khi đã gặp chấn thương không nên cố gắng thi đấu. Mà cần dành thời gian cho việc nghỉ ngơi, phục hồi. Đến gặp bác sĩ nếu cảm thấy tình trạng nặng hơn.
Tổng kết
Chấn thương khi chơi bóng chày xảy ra khi người chơi sai kỹ thuật hoặc vận động, tập luyện quá sức. Tìm hiểu các nguyên nhân gây nên chấn thương là cách giảm nguy cơ chấn thương bóng chày. Bên cạnh đó, việc trang bị các dụng cụ bảo hộ và kinh nghiệm chơi bóng thông minh cũng là điều rất cần thiết để tránh chấn thương hiệu quả và lâu dài.
More Stories
Học các kỹ thuật chuyền bóng như các cầu thủ chuyên nghiệp
5 chấn thương khi chơi tennis thường gặp và cách phòng ngừa
Bó gối bóng chuyền và tác dụng tuyệt vời mang lại cho người chơi