07/10/2024

Thông Tin Bóng Đá

Thể Thao Bóng Đá Trong Và Ngoài Nước

Trường hợp bị bong gân mu bàn chân thì nên xử lý ra sao?

Trường hợp bị bong gân mu bàn chân thì nên xử lý ra sao?
3 phút, 26 giây để đọc.

Trong thể thao, bong gân mu chân là một chấn thương rất phổ biến, đặc biệt là với bộ môn bóng đá. Loại chấn thương này xảy ra khi phải chịu một chấn động mạnh từ bên ngoài, khi va chạm với đối thủ hoặc khi chân đặt sai vị trí khi tiếp đất. Phần mu trên bàn chân của bạn có bị sưng, bầm tím và đau ? Chân bạn khó cử động và không thể đi lại? Nếu có các dấu hiệu đó cho thấy bạn có thể bị bong gân mu bàn chân. Tình trạng này thường gặp ở những người chơi thể thao, đặc biệt là bóng đá. Tìm hiểu thêm về chấn thương ở mu bàn chân với chúng tôi để biết cách xử lý khi gặp chấn thương.

Bong gân mu bàn chân

Bong gân mu bàn chân là tình trạng bị tổn thương của các dây chằng nối lại giữa các khớp xương ở khu vực giữa bàn chân (nơi dễ bị chấn thương nhất trên bàn chân). Các dây chằng đó khi hoạt động bình thường sẽ co dãn và liên kết các khớp xương bàn chân giúp chúng ta di chuyển linh hoạt.

Bong gân mu bàn chân

Nhưng khi bị tổn thương sẽ khiến xương bị trật khớp gây đau nhức; sưng tấy và khó cử động bình thường. Bong gân mu bàn chân không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không điều trị dứt điểm. Sẽ khiến bạn khó vận động được như bình thường. Bong gân mu bàn chân cũng như các dạng bong gân khác được chia làm 3 mức độ

  • Mức độ 1: Nhẹ – dây chằng bị giãn
  • Mức độ 2 : Nặng – dây chằng bị rách 1 phần
  • Mức độ 3 : Rất nặng – dây chằng bị đứt

Triệu chứng thường gặp

Những triệu chứng phổ biến của chấn thương này là phần bàn chân bị sưng và bầm tím. Kèm theo đó là các cơn đau ở mu bàn chân và khớp không thể cử động như bình thường được. Đặc biệt, đau rất khó chịu và làm ảnh hưởng tới đời sống; và hoạt động hằng ngày của người bệnh. Bong gân xảy ra khi có lực tác động mạnh như lúc chơi thể thao hoặc thường xuyên vận động tay chân. Do đó, các vận động viên của những môn thể thao như bóng đá rất dễ gặp phải chấn thương này.

Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau mu bàn chân
  • Sưng
  • Tím bầm
  • Khớp không thể cử động và vận động bình thường

Một số phương pháp điều trị phổ biến

Một số phương pháp điều trị phổ biến

Hầu hết bong gân nhẹ tự lành, có thể áp dụng phương pháp khá phổ biến gọi là “hạt gạo” – RICE

  • Rest (nghỉ ngơi): để bàn chân bị thương nghỉ ngơi, hạn chế đi lại
  • Ice (đá lạnh): Chườm đá vào vùng mu bàn chân giúp giảm đau, sưng tấy.
  • Compression (ép): Băng ép phần mu bàn chân bị thương.
  • Elevation (nâng cao): Giơ cao vùng chân bị thương, có thể gác lên thành giường

Một số chấn thương nặng có thể cần tập luyện; vận động hoặc phẫu thuật mới có thể dứt điểm được.

Bong gân mu bàn chân mất bao lâu để hồi phục hẳn?

Bong gân bàn chân tổn thương ở nhiều mức độ. Và yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp tới thời gian bình phục. Một số mức độ từ nhẹ tới nặng của tình trạng này:

  • Mức độ 1: Phân gân bị kéo dài ra, kéo theo đó là một ít bó sợi bị đứt.
  • Mức độ 2: Không làm tổn thương ở phần khớp nhưng bó sợi đứt nhiều, ít biến chứng và nhanh lành.
  • Mức độ 3: Dây chằng tách ra khỏi đầu xương, khớp lỏng cùng nhiều biến chứng khác.

Theo đó, người bệnh bị bong gân ở mức độ 1 thì sẽ tự khỏi và có thể vận động bình thường trở lại. Còn ở mức độ 2 và 3 thì cần băng bột để bất động khớp trong 4 – 6 tuần rồi tập vận động từ nhẹ đến nặng.