Kỹ thuật sút bóng bằng mu bàn chân là một trong những kỹ thuật sút bóng khá phổ biến. Và nó được nhiều cầu thủ bóng đá luyện tập. Kỹ thuật sút bóng này là một trong những kỹ năng quan trọng nhất trong bóng đá. Những cú đánh bằng mu bàn chân có thể tạo ra những đường bóng uy lực với đường bay khó lường. Đây là kỹ thuật di chuyển tự nhiên vừa có biên độ vung chân lớn, vừa kết hợp lực chạy. Nên sút bóng thường rất mạnh và căng, bất kỳ cầu thủ nào muốn nâng cao khả năng ghi bàn đều phải luyện kỹ thuật đá bóng bằng mu thành thạo.
Mục lục
Đá bóng bằng mu bàn chân là kỹ năng cơ bản
Động tác đá bóng bằng mu bàn chân sử dụng các cơ tứ đầu của đùi để tạo ra một cú đá có lực rất mạnh. Hơn nữa, việc thuần thục đá bóng bằng mu bàn chân là nền tảng để thực hiện được những cú sút, đá phạt góc, chuyền dài, dứt điểm, vô-lê,…
Ưu điểm của đá bóng bằng mu bàn chân
Tạo ra những cú sút với lực rất mạnh khiến cho bóng đi căng và hiểm.
Là nền tảng quan trọng để có thể tạo ra những cú dứt điểm ghi bàn.
Dễ dàng thực hiện những đường chuyền nhanh và gọn gàng.
Hiệu quả trong hầu hết các tình huống của trận đấu kể cả phá bóng giải nguy.
Ngoài ra do hướng chạy đà, vị trí đặt chân trụ củng tương đối linh hoạt, kết hợp với biên độ vung chân lăng đa dạng, nên kỹ thuật này có thể đá bóng bay theo nhiều quỹ đạo khác nhau, đặc biệt là quỷ đạo bóng đi hình vòng cung lớn là đặc trưng của kỹ thuật đá này.
Hướng dẫn cách thực hiện
– Chạy lấy đà: Chạy thẳng hướng định đá, chạy nhanh dần, bước cuối cùng dài để giảm quán tính chạy đà, tạo thuận lợi cho vung chân lăng và các động tác kế tiếp.
– Chạy thẳng về hướng bóng với tốc độ tăng dần.
– Sử dụng chân trụ và chân lăng
- Chân trụ thường là chân không thuận của cầu thủ. Giữ thăng bằng với chân trụ, đưa tay sang bên để giữ cơ thể thăng bằng. Chân trụ ở sau và cách bóng từ 10-15 cm (điều chỉnh tùy theo vóc dáng của từng cầu thủ). Mũi chân thẳng với hướng định sút, đầu gối hơi uốn cong và dồn toàn bộ trọng tâm vào chân trụ.
- Chân lăng thường được sử dụng là chân thuận của cầu thủ. Động tác vung chân từ sau về trước và cần nhanh, mạnh và dứt khoát. Đây là yếu tố chính để quyết định lực đi của bóng có căng hay không. Mu bàn chân duỗi thắng, khóa cổ chân.
– Tiếp xúc: Vị trí tiếp xúc của bàn chân với bóng là phần xương sống của bàn chân, hay bề mặt trên của xương bàn chân kể từ các ngón tới khớp cổ chân . Bàn chân hướng thẳng về mục tiêu định đá bóng tới để cho mu giữa bàn chân tiếp xúc đúng tâm sau của quả bóng, như vậy lực sẽ đi qua tâm của bóng làm cho bóng đi thẳng và chính xác.
– Sút bóng: Mắt nhìn bóng rồi hướng về phía trước, xác định mục tiêu muốn hướng trái bóng đến. Thực hiện cú sút với lực mạnh và chuẩn xác. Sau khi sút, hai tay vung tự nhiên và người hơi đổi về trước theo quán tính.
Bài tập rèn luyện
Bài tập sút bóng: Thiết lập 5-8 gôn nhỏ xung quanh khu vực tập luyện. Mỗi cầu thủ sẽ có một quả bóng. Chậm rãi rê bóng xung quanh khu vực tập luyện. Khi đến gần khung thành tập sút trúng mục tiêu với mu bàn chân.
Bài tập chuyền bóng: Hai cầu thủ đứng cách nhau khoảng 10m và tập luyện chuyền bóng cho nhau bằng mu bàn chân. Khoảng cách giữa 2 cầu thủ có thể tăng dần đẻ tăng thêm độ khó cho bài tập.
>> Xem thêm các bài viết khác về Kỹ năng chơi bóng
Các lỗi thường gặp
Không thể sử dụng kỹ thuật một cách tự nhiên mà phải cố gắng tính toán các bước thực hiện. Chân trụ đặt quá xa hoặc quá gần so với trái bóng. Mũi bàn chân không thẳng với hướng bóng đi. Trọng tâm không dồn vào chân trụ. Mu bàn chân không duỗi hết và tiếp xúc không đúng trọng tâm, cổ chân không chắc khi cho đường bóng nhẹ hoặc chệch mục tiêu. Khi xong động tác: Thân ngả ra phía sau hoặc về phía trước quá nhiều sẽ làm giảm lực tác động lên bóng khiến cho hướng đi của bóng không chính xác.
More Stories
Học các kỹ thuật chuyền bóng như các cầu thủ chuyên nghiệp
5 chấn thương khi chơi tennis thường gặp và cách phòng ngừa
Bó gối bóng chuyền và tác dụng tuyệt vời mang lại cho người chơi