09/12/2024

Thông Tin Bóng Đá

Thể Thao Bóng Đá Trong Và Ngoài Nước

Chấn thương bóng chuyền thường gặp và cách phòng tránh

Chấn thương bóng chuyền thường gặp
6 phút, 14 giây để đọc.

Bóng chuyền là một thể thao vận động mạnh đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc người chơi có thể gặp chấn thương khi tập luyện hay thi đấu cũng rất thường xuyên xảy ra. Chấn thương bóng chuyền thường tập trung ở vùng vai, tay là chủ yếu, đôi khi có thể xảy ra ở chân và các vùng khác trên cơ thể. Do đó, người chơi cần nắm bắt được các loại chấn thương thường gặp khi chơi bóng chuyền để có các phương án khắc phục và hạn chế tốt đa chấn thương đáng tiếc có thể xảy ra một cách kịp thời.

Một số chấn thương bóng chuyền phổ biến

Chấn thương tay

Chấn thương ở tay khi chơi bóng chuyền là trường hợp rất nhiều vận động viên mắc phải hiện nay. Hiện tượng này xảy ra trong quá trình tập luyện và thi đấu bóng chuyền. Các chấn thương ở tay là chấn thương cổ tay, ngón tay và cơ bắp tay.

Chấn thương ở tay khi chơi bóng chuyền là trường hợp rất nhiều vận động viên mắc phải hiện nay

Biểu hiện của chấn thương ở tay là các cơn đau liên tục xuất hiện khi bạn thực hiện vận động nâng các vật nặng. Hoặc chỉ cần những vận động nhẹ cũng khiến tay bạn bị đau. Sau một thời gian dài tập luyện các chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn. Cụ thể là ngón tay và phần cổ tay của bạn có thể bị sưng và bầm tím.

Cách khắc phục chấn thương khi chơi bóng chuyền chính là bạn nên mua băng dán vào khu vực bị chấn thương để gân, khớp được phục hồi. Nếu các cơn đau xuất hiện trong quá trình bạn đang tập luyện, bạn nên dừng chơi ngay lập tức và chườm lạnh vào vị trí tay bị đau tại chỗ. Nếu chấn thương nặng hơn, bạn nên đến bác sĩ để được chữa trị.

Chấn thương ở vai

Vận động viên thường bị chấn thương ở vai trong quá trình tập luyện không đúng kỹ thuật hoặc khởi động không đúng kỹ thuật. Biểu hiện của chấn thương là triệu chứng của các cơn đau nhức khớp vai. Hoặc có thể bị sưng đỏ ở khu vực này.

Cách khắc phục cơn đau hiệu quả là chườm đá trong 15 phút lên vai. Sau đó kết hợp tập các bài tập kéo gãn vùng vai trong quá trình hồi phục.

Chấn thương ở chân

Chấn thương ở chân thường ít xảy ra hơn so với chấn thương ở tay hoặc vai. Chấn thương ở chân thường do khớp gối hoặc cổ chân bị xoắn quá mạnh khiến chân bạn không có thời gian nghỉ. Hoặc đầu gối bị đứt dây chằng, bong gân hoặc bị rách bàn chân.

Chấn thương ở chân thường ít xảy ra hơn so với chấn thương ở tay hoặc vai

Giải pháp cho trường hợp này là bạn nên nghỉ chơi bóng chuyền và chườm đá lên vùng chân bị đau. Hoặc sử dụng băng ép quấn hoặc nạng để cố định vùng chân bị tổn thương.

Nguyên nhân chủ yếu gây ra các chấn thương bóng chuyền

Hầu hết các chấn thương trong bóng chuyền là kết quả của việc lạm dụng và tập luyện quá sức. Thi đấu với nhiều đội trong năm khiến vận động viên trẻ có ít thời gian hơn để nghỉ ngơi hợp lý giữa các bài tập và trận đấu.

Mất cân bằng sức mạnh và tính linh hoạt

Khi các vận động viên trẻ tập trung vào một môn thể thao, họ sẽ ít tập luyện chéo hơn. Điều này có thể dẫn đến sự mất cân bằng trong các cơ. Có nghĩa là các cơ được sử dụng mọi lúc đều mạnh hơn các cơ khác trên cơ thể.

Sự mất cân bằng này có thể là kết quả của các chuyển động lặp đi lặp lại như: Nhảy, xoay trong của vai trong khi giao bóng và đánh bóng.

Thiếu sức mạnh và sự linh hoạt ở vai và chân có thể dẫn đến thể trạng kém trong các bước nhảy và chuyền của vận động viên, dẫn đến chấn thương.

Kỹ thuật tiếp đất không đúng

Kỹ thuật tiếp đất kém là lý do phổ biến nhất dẫn đến chấn thương đầu gối ở người chơi bóng chuyền. Vận động viên nên tiếp đất bằng đầu gối trên ngón chân và hông ra sau. Tiếp đất với tư thế gập gối nhiều hơn hoặc đầu gối không thẳng hàng với các ngón chân sẽ khiến đầu gối căng hơn.

Kiểm soát cơ thể kém

Chấn thương đầu gối và mắt cá chân cũng do cơ thể không giữ thăng bằng hoặc kiểm soát khi nhảy và tiếp đất. Kiểm soát cơ thể không chỉ làm giảm nguy cơ chấn thương mà còn tăng sức mạnh của các cú đánh và giao bóng.

Cách phòng tránh chấn thương bóng chuyền hiệu quả

Tập đúng kỹ thuật hạn chế chấn thương bóng chuyền

Kỹ thuật phát bóng đúng cách sẽ giúp vận động viên tránh bị đau tay. Kiểm soát được tốc độ và hướng đi của bóng. Kỹ thuật phát bóng bao gồm phát bóng tay thấp và tay cao. Với cách đánh bóng chuyền thấp tay, tư thế yêu cầu bạn bước chân trái lên phía trước. Mũi chân hướng về phía lưới và chân phải ở sau chân trái. Hai chân cách nhau 1 khoảng cách và hai chân giang rộng bằng vai.

Tay trái đỡ bóng và hạ thấp bóng ngang với phía eo. Tay phải để thấp sau đó tung bóng lên cao. Khi đánh bóng phải rướn người để lấy lực nhiều hơn. Tư thế phát bóng tay cao yêu cầu hai chân khuỵu xuống. Cách phát bóng không thay đổi sao cho bóng đi thẳng và hơi chếch lên vượt qua lưới. Nhưng bóng vẫn trong phạm vi sân đối diện.

Tập đúng kỹ thuật sẽ giúp hạn chế chấn thương cho các vận động viên bóng chuyền

Cách đỡ bóng để không bị đau tay chính là xác định chính xác hướng bóng đang di chuyển và chạm bóng bằng đầu ngón tay. Phần thân ngửa về phía sau, để hai ngón tay cách mặt khoảng 1 gang tay. Đỡ bóng là kỹ thuật cần phối hợp nhịp nhàng. Đỡ bóng bằng 10 ngón tay và sử dụng ngón tay điều chỉnh hướng bóng phù hợp với động tác tấn công.

Kỹ thuật đập bóng là kỹ thuật sử dụng khi cứu bóng và tấn công ở cự ly gần lưới, đỡ bóng đi với tốc độ cao và thẳng. Kỹ thuật này muốn tránh bị chấn thương bạn cần phải quan sát hướng bóng. Để lấy đà và nhảy lên đập bóng. Kỹ thuật này cần luyện tập nhuần nhuyễn, kết hợp với các kỹ thuật khác để tăng hiệu quả.

Sử dụng các dụng cụ hỗ trợ chơi bóng chuyền phù hợp

Dù là tập luyện hay thi đấu, bạn cũng cần trang bị cho bản thân những dụng cụ chơi bóng chuyền. Như trụ và lưới bóng chuyền, quả bóng chuyền,… phù hợp. Bạn nên lựa chọn những phụ kiện bảo vệ cơ thể như khuỷu tay, cổ tay, đầu gối,… bảo vệ cho từng bộ phận để tránh chấn thương.

Trên đây là những thông tin cần biết về những chấn thương bóng chuyền thường gặp nhất. Hy vọng đây là những kinh nghiệm chơi bóng hữu ích và phù hợp với nhu cầu tìm kiếm của bạn và bạn có thể áp dụng nó vào thực tế chơi bóng chuyền của mình.